Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Cuối năm 2010, doanh nghiệp (DN) than vãn nhiều về một trong những cản ngại lớn nhất lúc đó của họ là thiếu vốn để đầu tư sản xuất vì lãi suất cao. Đến nay, DN không còn nói đến chuyện thiếu vốn sản xuất mà bắt đầu đề cập đến những hệ quả mà họ đang phải gánh chịu. Tình hình này đang thực đúng với hầu hết các ngành nghề sản xuất, nuôi trồng, dịch vụ, vận chuyển...
Đã đến lúc cao trào
Bằng chứng là kết quả kiểm tra mới đây của Bộ Tài chính tại 90 DN trên cả nước cho thấy, phần lớn các đơn vị có hoạt động quy mô lớn bị thua lỗ từ vài chục đến hàng trăm tỷ đồng.
Các DN khai bị thua lỗ gồm các lãnh vực kinh doanh và khai thác như phân phối hàng hóa, kinh doanh siêu thị, ngành vận tải, y tế, xây dựng, thực phẩm, phân bón và gas. Và họ có chung một quan điểm khi giải thích sự thua lỗ của mình là do tinh hình kinh tế khó khăn, lãi suất ngân hàng (NH) cho vay quá cao.
Cũng theo thông tin từ ngành nuôi trồng thủy sản, hiện có hơn 40% nhà máy chế biến cá phải ngưng hoạt động vì thiếu vốn và thiếu nguyên liệu. Giá nguyên liệu trên thế giới tăng vọt gấp bội, cộng với việc vay vốn NH quá cao khiến nhiều DN phải bỏ cuộc.
Do thiếu vốn, DN phải chọn cách mua được đến đâu thì chế biến, bán ra đến đó, chứ không thể chủ động tính toán trước. Vì thế, kinh doanh được xem như cầm hơi, đối phó với tình thế trước mắt, khó tránh được thiệt hại và dễ dẫn đến phá sản.
Theo bà Lý Kim Chi, Phó chủ tịch Thường trực Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, trong năm 2010, NH cho DN vay với lãi suất từ 14 - 15%, năm nay tăng lên từ 22 đến 23%, nhưng NH cũng không đủ tiền cho vay.
Mấy năm trước, DN được vay vốn từ 40 - 50%, có NH cho vay đến 100%, nếu DN đó có uy tín; bây giờ giảm lại chỉ còn 20%... Vì thế, DN rơi vào vòng luẩn quẩn: không dám vay vì không cách nào làm ăn có lời; nếu muốn vay, NH cũng không đủ tiền cho vay.
Sản xuất đình đốn
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu đã công bố ấn định lãi suất huy động tiền đồng không quá 14%/năm sau cuộc gặp với các thành viên của Hiệp hội NH ngày 14/4. Chính sách này đưa ra đúng lúc nhưng việc thực hiện khiến DN còn nghi ngại về tính khả thi.
Nói nghi ngại vì nhiều thành viên của Hiệp hội NH đều nêu ra khó khăn trong việc huy động vốn vào lúc lạm phát tăng cao mà lãi suất lại bị khống chế. Giải pháp được giới NH đề ra là cơ quan chức năng nên linh hoạt hơn khi qui định mức lãi suất trần.
Theo các thành viên Hiệp hội NH, nếu tiếp tục qui định một mức cứng nhắc như hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng không minh bạch về lãi suất...
Từ lẽ đó khiến người ta phải suy nghĩ rằng lãi suất vào - ra khó có cơ sở để giảm trong tương lai gần. Thực tế ghi nhận trong thời gian từ đầu tháng 4, một số NH, trong đó có cả những NH cổ phần quy mô lớn, đã đẩy lãi suất thực trả cho khách hàng lên đến sát 17%/năm.
Và DN cũng thôi không còn nuôi nhiều hy vọng về chuyện lãi suất sẽ giảm. Rồi từ đó, DN nảy sinh tâm lý “chán nản”, thậm chí có DN còn nói rằng “ sản xuất cầm chừng, đem tiền gửi NH cũng có đủ lợi nhuận để báo cáo với cổ đông hàng năm”.
Ông Trần Công Hoàng Quốc Trang, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, chi nhánh TP.HCM, nói rằng, không có vốn thì không thể nhập nguyên liệu.
Thanh toán không kéo dài được như trước đây, thời hạn thanh toán hiện nay phải sòng phẳng, phải ngắn. Nếu DN không xoay sở được vốn thì tiền đâu mà mua nguyên liệu.
Tương tự, ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch HĐQT Công ty Giấy Sài Gòn, nói rằng, công ty đã đầu tư rất lớn để nhập khẩu máy móc, đổi mới công nghệ. Bên cạnh vấn đề lãi suất, sự trượt giá giữa đồng và USD khiến công ty phải chịu lỗ khá nặng trong khoản đầu tư này.
Từ những khó khăn góp nhặt, các DN đâm ra trì trệ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh từ lúc nào không hay.
(Doanh Nhân Sài Gòn)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.